Updated at: 21-03-2022 - By: Dương Quang Huy

Khi đi khám, được bác sĩ thông báo là mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,… ắt hẳn nhiều người sẽ vô cùng hoang hoang.

Việc đầu tiên họ muốn làm là tìm ngay cho mình 1 loại thuốc giảm mỡ máu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thực sự tốt? Việc ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể giảm được mỡ máu, không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Các loại thuốc giảm mỡ máu của Mỹ như: FAZ, Cholest Off Plus,… được quảng cáo với thành phần Policosanol được chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động của men HMG-CoA, giảm mỡ máu và tăng hoạt hóa receptor tế bào, đồng thời giúp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol vào trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi những tác dụng phụ của chúng lại bị “bỏ quên”:

Cách giảm mỡ máuĐôi khi những tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu lại bị “bỏ quên”

Thành phần statin trong thuốc rất nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Khi sử dụng các thuốc hạ mỡ máu statin, tác dụng phụ có hại đặc biệt đáng lưu ý nhất chính là tác dụng phụ “tiêu cơ vân” (tiếng Anh: rhabdomyolysis).

  • Đây là bệnh lý có thể gây tử vong do các tế bào cơ vân bị phân huỷ nhanh chóng, mặt khác chúng còn giải phóng các chất có bên trong tế bào, tiêu biểu là myoglobin. Người dùng có thể tiểu tiện ra myoglobin và chính chất này cũng sẽ làm nghẽn thận, thậm chí dẫn đến suy thận.
  • Dấu hiệu ban đầu của hiện tượng này là bắp thịt của bạn sẽ bị đau nhức, yếu cơ, co cơ (thường bị co ở cơ bắp chân và cơ lưng), sau đó nước tiểu của người bệnh sẽ có màu đỏ đậm do thải ra myglobin trong máu. Khi đó, bạn cần lưu ý các dấu hiệu trên để ngừng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Cũng vì gây ra những tác dụng phụ trầm trọng, đặc biệt là khi phối hợp với một loại thuốc có chứa fibrat là gemfibrozil) mà một loại statin là cerivastatin (Baycol, Lipobay) đã bị nghiêm cấm lưu hành.

Tác dụng phụ khác của thuốc hạ mỡ máu là làm viêm gân, tổn thương gân gót (gót chân Achiless) do sử dụng các loại thuốc nhóm statin. Trên thực tế, chỉ có một số ít người bị tác dụng phụ như trên và thời gian dùng thuốc cũng phải kéo dài từ 1 năm trở lên (ngưng dùng thuốc thì tác dụng phụ trên cũng biến mất).

Tác dụng phụ gây tổn thương gân gót còn có thể xảy ra ở một số thuốc khác, đặc biệt là những thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon (gồm có ofloxacin, norfloxacin, pefloxacin, levofloxacin,…) Kháng sinh nhóm fluoroquinolon còn gây ăn mòn sụn khớp khi tiến hành thử nghiệm trên súc vật còn non. Chính vì vậy, thuốc này còn được khuyến cáo là chống chỉ định đối với trẻ dưới 18 tuổi.

Về tác dụng phụ của thuốc trị mỡ máu cao nói chung, thường được ghi nhận sau khi thuốc đã được lưu hành và điều trị trong suốt một thời gian dài. Chỉ khi nào tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng thì mới bị cấm lưu hành. Thông thường nhà sản xuất chỉ thông tin trên bao bì, hướng dẫn sử dụng,… để giúp các nhà chuyên môn y dược lưu ý, tránh những loại thuốc khiến tác dụng phụ tăng nặng hơn mà thôi.

Do các tác dụng phụ vừa kể thuộc loại hiếm xảy ra, người sử dụng thuốc vẫn có thể an tâm dùng các thuốc statin khi được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc hạ mỡ máu đông y tuy có kết quả không nhanh chóng tức thì nhưng ít tác dụng phụ nên thường được tin dùng hơn. Bên cạnh đó, trà giảm mỡ máu Thiên Sư cũng là một trong những thực phẩm chức năng mà bạn nên thử.

Cần lưu ý, khi đang sử dụng thuốc tan mỡ máu mà bạn cảm thấy có những triệu chứng bất thường, chẳng hạn như: đau cơ, yếu cơ hoặc sưng viêm, nóng đỏ, đau, co cứng ở bất kỳ vùng gân nào đó, đặc biệt là gân gót thì bạn cần ngưng thuốc ngay và đến bác sĩ để khám. Tuỳ vào mức độ tác động gây hại ở cơ của thuốc mà các bác sĩ sẽ có hướng để xử trí sao cho thích hợp.

Các thực phẩm giảm mỡ máu nên được ưu tiên chọn lựa

Trong 11 cách làm giảm mỡ máu trong 6 tuần, các chuyên gia đã khuyên bạn đọc nên sử dụng các thực phẩm giảm mỡ máu. Cụ thể:

Các món ăn nhẹ giảm mỡ trong máu: Bạn nên chọn lựa những đồ ăn nhẹ, đồ ăn vặt ít chất béo, chủ yếu là các loại trái cây, sữa chua không đường,… Đặc biệt, bạn nên tránh dự trữ các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo bão hòa, đường hay chất béo chuyển hóa.

Cách giảm mỡ máuBạn nên chọn lựa những đồ ăn nhẹ ít chất béo, chủ yếu là trái cây

Cách giảm mỡ máu tại nhà với các thức ăn có chứa carbonhydrat và chất xơ: Hãy tăng cường ăn các sản phẩm chứa nhiều chất xơ và có chứa ít calo từ rau, củ quả, các loại đậu,… Đặc biệt, các loại này thực phẩm này còn có chứa nhiều chất xơ hòa tan, có thể làm cho bạn giảm đáng kể lượng mỡ trong máu.

Ăn cá giúp tăng cường omega 3 là cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả: Mỗi tuần, bạn nên ăn từ 2 – 3 bữa cá, vì trong thực phẩm này có chứa nhiều chất omega 3, omega 6, do đó giúp tăng cường sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả, mặt khác còn hỗ trợ cải thiện hàm lượng mỡ máu cao.

Các loại hạt cũng được xem là thực phẩm giảm mỡ máu, đồng thời giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Các loại hạt còn có chứa nhiều protein có lợi cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên lại chứa nhiều calo, bạn nên ăn vừa phải, tránh ăn nhiều quá vì sẽ gây tăng cân.

Ăn gì giảm mỡ máu? Hãy ăn khoai tây: Khoai tây là một loại thực phẩm giảm mỡ máu cực kỳ tốt. Theo nghiên cứu được công bố từ Đại học Scranton Hoa Kỳ cho thấy: khoai tây được xem là nguồn cung cấp một lượng lớn các nguyên tố vi lượng tuyệt vời, rất có lợi cho sức khỏe. Do hàm lượng chất béo có trong khoai tây thấp, chứa ít calo, giàu dinh dưỡng, hơn nữa lại có nhiều thành phần chống oxy hóa nên việc ăn khoai tây thường xuyên có thể giúp cho bạn bảo vệ tim mạch và hạ huyết áp hiệu quả.

Uống gì giảm mỡ máu? Nước cam quýt rất giàu kali và vitamin C, từ đó giúp giãn nở thành mạch, có thể làm giảm áp lực dồn lên thành mạch máu. Chăm chỉ uống nước cam mỗi ngày sẽ bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể bạn, giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật.

Cách giảm mỡ máuNước cam quýt rất giàu kali và vitamin C, từ đó giúp giảm mỡ máu

Cách giảm mỡ máu bằng tỏi: Tỏi rất giàu sulfide có thể giúp giữ cho cơ thể ổn định được lượng enzyme, tránh được tình trạng tăng huyết áp. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có đường huyết ổn định và ít bị tăng cao hơn những người không bao giờ ăn tỏi. Việc duy trì ăn từ 2 3 nhánh tỏi/ ngày chính là cách để bạn ổn định mỡ máu, duy trì ổn định huyết áp cực tốt.

Chế độ ăn giảm mỡ máu với các loại đậu: Các loại hạt họ đậu đều chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể trong khi đó, hàm lượng chất béo của chúng rất thấp, bạn có thể ăn thoải mái mà không lo béo.

Táo là món ăn giảm mỡ máu hiệu quả: Giàu chất xơ hòa tan nên táo có thể kết hợp với dịch mật, mang đến chức năng tương đương như 1 miếng bọt biển giúp thấm hút các cholesterol có hại và lượng và glyxerol ester dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp giảm mỡ máu hiệu quả.

Cách giảm mỡ máuGiàu chất xơ hòa tan nên táo có thể giúp giảm mỡ máu cho bạn

Bí ngòi là thức ăn giảm mỡ máu: Do chứa nhiều loại vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng, khoáng chất phong phú chẳng hạn như kali, nên bí ngòi chính là thực phẩm vô cùng lý tưởng, giúp bạn hạ mỡ máu cực kỳ hiệu quả.

Ăn gì giảm mỡ máu? Những món nên tránh

Tránh xa tinh dầu cọ và dầu dừa: Tuy dầu dừa và dầu cọ cũng là các loại dầu từ thực vật, nhưng 2 loại dầu này lại có chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Nếu bạn sử dụng nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, đồng thời còn làm tăng mỡ máu. Vì vậy, những người bị bệnh máu nhiễm mỡ nên tránh xa 2 loại dầu thực vật này, có thể thay bằng dầu cải, dầu đậu nành, dầu vừng, dầu ôliu,…

Nên tránh xa các chế phẩm có chứa sữa hoặc các món kem có hàm lượng chất béo cao, mà thay vào đó là các loại sữa tách béo hoặc không chứa chất béo càng tốt.

Để giảm mỡ máu, hãy ăn ít thịt: Thay vì ăn thịt giống như 1 món ăn chính thì chỉ nên “độn” thêm 1 ít thịt vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Cắt bỏ mỡ, da từ các loại thịt và gia cầm. Tránh các chất béo có nguồn gốc từ thịt bò, thịt heo, thịt cừu. Thay vào đó, bạn nên ăn các loại thịt nạc, cá hoặc thịt gia cầm trắng, không ăn da. Khi đi ăn bên ngoài, bạn nên chọn một phần có ít thịt, có thể ăn chay hoặc ăn các món cá.

Cách giảm mỡ máuChỉ nên “độn” thêm 1 ít thịt vào trong chế độ ăn uống hàng ngày

Tránh các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol: Chẳng hạn như lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật,… để cơ thể không phải hấp thu thêm lượng cholesterol để tránh làm tăng mỡ máu.

Tránh các món ăn chế biến sẵn, đồ chiên, xào, rán: Thay vào đó, bạn nên ăn các món luộc, hấp không có dầu mỡ, vừa thanh mát lại vừa hạn chế được mỡ máu.

Kết luận

Do các loại thuốc giảm mỡ máu đều có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, nếu bạn mới nghi ngờ bị mỡ máu ở mức độ nhẹ thì không nên tự ý mua thuốc về dùng vì có thể gây ra tai biến.

Chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán xác định và kê đơn thuốc cho dùng. Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng mỡ máu cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và vận động thường xuyên nhé.

Xem thêm:

10+ Cách Giảm Mỡ Bụng Sau Sinh Cực Kì Hiệu Quả Cho Mẹ Sinh Thường Và Sinh Mổ

Nguồn tham khảo:

  • https://momautang.com/bai-viet/dieu-tri-mo-mau/mach-ban-cach-giam-mo-mau-tai-nha-hieu-qua-doc-ngay.html
  • https://www.aafp.org/afp/1998/0501/p2207.html
5/5 - (1 vote)