Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn hàm lượng lipid trong máu, có liên quan mật thiết đến các bệnh lý tim mạch, bệnh béo phì, tiểu đường,…
Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc hạ mỡ máu để phòng ngừa các biến chứng. Vậy, sử dụng các loại thuốc đó có phải là cách giảm mỡ máu để đạt hiệu quả cao?
Tình trạng mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Ban đầu, tình trạng mỡ máu cao cũng khá mơ hồ và bệnh nhân còn chưa cảm nhận được ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đối với sức khỏe. Tuy nhiên, theo thời gian, nếu không dùng thuốc hạ mỡ máu, lượng LDLcholesterol dư thừa trong máu sẽ bám vào thành động mạch ngày càng nhiều, hình thành các mảng bám dày, thu hẹp lòng mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu vận chuyển đến tim, não, chân tay,…
Ngoài ra, các mảng bám đó cũng có thể vỡ ra, hình thành các cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
- Bệnh tim, bệnh mạch vành: Các mảng bám tích tụ trong động mạch chủ sẽ làm giảm lưu lượng máu dẫn tới tim. Tình trạng này còn dẫn tới các cơn đau thắt ngực, mạch vành hoặc đau tim. Theo thời gian, tim của bệnh nhân mỡ máu cao sẽ suy yếu dần và nếu không được chữa trị kịp thời còn có thể dẫn đến suy tim.
Tình trạng mỡ máu gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm
- Đau tim: Các mảng bám trong động mạch bị vỡ ra, hình thành những cục máu đông trong các động mạch có thể khiến cho tim của bạn không nhận đủ oxy, từ đó gây ra các cơn đau tim.
- Đột quỵ: Cũng tương tự cơn đau tim, các cơn đột quỵ thường xảy ra khi cơ thể bị thiếu oxy lên não. Hiện tượng này xuất hiện do mảng bám tích tụ từ các LDLcholesterol dư thừa trong máu bị vỡ ra, gây ra các cục máu đông, chặn động mạch, ngăn cản quá trình cấp oxy cho não. Không có oxy, tế bào não sẽ bị chết đi, xuất hiện các triệu chứng khẩn cấp như suy nhược cơ thể đột ngột, tê liệt mất thị lực tạm thời hoặc, méo miệng khi nói chuyện,…
- LDLcholesterol tăng cao còn gây ra bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- LDLcholesterol cao cũng gây ra tình trạng tăng huyết áp, dẫn tới hiện tượng đột quỵ sớm.
- Tăng mỡ máu có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, thậm chí là ung thư gan.
Cách điều trị tình trạng mỡ máu cao
Hiện nay, việc điều trị căn bệnh máu nhiễm mỡ không thể triệt để được mà chủ yếu tập trung vào 2 mục đích là cải thiện triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Giải pháp được các bác sĩ đưa ra là sử dụng thuốc hạ mỡ máu và duy trì lối sống, vận động khoa học, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh.
Các nhóm thuốc hạ mỡ máu theo tây y
Có 4 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, bao gồm:
- Statins: Chủ yếu làm giảm hàm lượng LDLcholesterol, giảm nguy cơ đau tim hoặc tình trạng đột quỵ. Nên bắt đầu từ liều thấp, sau đó, liều lượng thuốc có thể tăng gấp đôi nếu sau 4 – 6 tuần điều trị mà không đạt hiệu quả.
- Niacin: Giúp làm giảm hàm lượng LDLcholesterol, triglyceride và tăng cường lượng HDLcholesterol.
- Nhựa gắn acid mật: Làm giảm LDLcholesterol trong máu.
- Các dẫn xuất của acid fibric: Giúp làm giảm lượng triglyceride có trong máu.
Statin là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị máu nhiễm mỡ
Chú ý khi điều trị tình trạng mỡ máu cao cho bệnh nhân mắc thêm một số bệnh khác như:
Chữa bệnh mỡ máu cao ở những bệnh nhân bị tiểu đường: Đặt biện pháp thay đổi lối sống, cách ăn uống lên hàng đầu, phối hợp với nhóm thuốc statin làm giảm LDLcholesterol và fibrate để nhằm làm giảm triglyceride.
Nên dùng thuốc hạ mỡ máu loại statin cho những bệnh nhân tiểu đường cao tuổi (trên 40 tuổi) khi các thành phần lipid trong máu bình thường. Metformin sẽ làm giảm lượng triglyceride, đây là lựa chọn điều trị tốt hơn nhiều so với các loại thuốc khác ở những người bệnh tiểu đường. Với những bệnh nhân có nồng độ triglyceride rất cao và lượng đường máu khó kiểm soát thì nên điều trị bằng insulin để kiểm soát được lượng đường trong máu tốt hơn so với các loại thuốc dùng theo đường uống.
Điều trị máu mỡ cao ở bệnh nhân suy thận hoặc mắc các bệnh gan mật mạn tính cần phối hợp điều trị bệnh gốc cùng với rối loạn mỡ máu.
Điều trị mỡ máu cao đối với các bệnh nhân suy tuyến giáp cần sử dụng thêm hàm lượng hormone giáp trạng.
Khi yếu tố bệnh lý về mỡ máu đã được giải quyết, bệnh nhân cần giảm bớt liều hoặc ngừng sử dụng thuốc hạ mỡ máu. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng các loại thuốc trên đều có những tác dụng phụ và tương tác thuốc nhất định. Cho nên, người dùng cần hết sức thận trọng, chỉ sử dụng thuốc khi được sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Các bài thuốc hạ mỡ máu đông y dễ làm, hiệu quả cao
Thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc bằng tỏi: Dùng chanh + tỏi theo công thức 4 củ tỏi + 4 quả chanh + 3 lít nước sôi để nguội, bạn hãy cho vào tủ lạnh và để trong 3 ngày. Mỗi ngày uống tối đa 50ml, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn. Duy trì 1 liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ thực hiện 1 liệu trình.
Thuốc hạ mỡ máu bằng táo mèo: Táo mèo (sơn tra) từ lâu được biết đến với công dụng làm hạ mỡ máu cao. Người bệnh có thể đem ngâm táo mèo với đường, làm thành siro hoặc ngâm táo mèo cùng với rượu trắng để sử dụng. Mỗi ngày uống khoảng 20 – 30ml rượu táo mèo sẽ giúp bạn làm sạch mạch máu và giảm mỡ máu bất ngờ.
Thuốc hạ mỡ máu từ lá sen: Sen là loài cây có rất nhiều công dụng và lá sen cũng đem đến nhiều tác dụng cực kỳ tốt đối với sức khỏe con người. Lá sen giúp cơ thể giảm lượng cholesterol trong máu, đồng thời còn giúp cho bạn có được giấc ngủ sâu hơn.
Bí đỏ: Bí đỏ có hàm lượng lớn vitamin, chất xơ và các khoáng chất vô cùng dồi dào. Do đó, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân mỡ máu cao. Bạn chỉ cần gọt sạch vỏ bí đỏ, đem rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ sau đó đem xay cùng 1 chút nước. Chắt lấy nước bí đỏ để uống hàng ngày. Sau nửa tháng áp dụng bài thuốc giảm mỡ máu này, nhất định cơ thể bạn sẽ có sự cải thiện đáng kể.
Điều trị mỡ máu cao bằng việc duy trì lối sống khoa học
Nguyên nhân tăng cholesterol trong máu là do chế độ ăn uống không hợp lý, cơ thể mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa hoặc có thể do di truyền. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị tình trạng tăng mỡ máu thì chế độ ăn uống của bạn sẽ đóng vai trò quyết định. Cụ thể, cần thực hiện như sau:
Chế độ ăn uống điều độ, hợp lý, khoa học sẽ giúp điều trị bệnh mỡ máu
Chế độ ăn uống cho những người bị mỡ máu cao:
- Tránh thức ăn có chứa nhiều chất béo và lượng cholesterol cao như: bơ, thịt lợn có mỡ xông khói. Nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như: dầu gạo, dầu đậu nành, dầu oliu.
- Hạn chế ăn bánh quy, kẹo dẻo, các đồ ăn vặt, hamburger, bánh kem,… vì có nhiều đường.
- Giảm ăn các loại thịt, cá xuống chỉ còn 150 – 200gr/ ngày, không ăn nhiều hơn 3 quả trứng/ tuần và nên ăn trứng cách ngày.
- Không nên ăn thịt mỡ, nội tạng các loài động vật, da của các loại gia cầm, nên thay bằng đạm từ thực vật như đậu tương.
- Uống sữa đã được tách bơ, hạn chế ăn kem, sữa đặc, phomai,…
- Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích vì các hoạt chất trong đó sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn, đồng thời làm tăng mỡ máu.
- Tăng cường ăn rau xanh, các loại trái cây ít đường như cam, bưởi, lê, táo, nho,…
Chế độ vận động: Rèn sức bền, sự dẻo dai với các bài tập đi bộ nhanh, yoga, chạy, đạp xe,… để giảm nguy cơ bị rối loạn mỡ máu, các bệnh tim mạch, đồng thời giúp giảm cân, hạ huyết áp, giảm stress, chắc khỏe xương.
Những lưu ý khi dùng các nhóm thuốc hạ mỡ máu
Đối với hầu hết các trường hợp mỡ máu cao, nhóm thuốc statin không có các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ vẫn có thể gặp bao gồm: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, co gân, mệt mỏi, chuột rút, táo bón, tiêu chảy, viêm cơ (có thể nghiêm trọng), tiểu đường giai đoạn đầu,…
Tuy nhiên, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo rằng nguy cơ tác dụng phụ của nhóm thuốc trị mỡ máu này là nhỏ và lợi ích của các statin mang lại vẫn vượt trội hơn nguy cơ.
Nhóm thuốc statin có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, nên bạn cần thông báo với bác sĩ đang điều trị về các loại thuốc đang dùng, kể cả vitamin, thảo dược hoặc các thực phẩm chức năng khác nhằm tránh các tương tác thuốc nguy hiểm.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch có thể trao đổi với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình như: ăn ít cholesterol và cắt giảm chất béo bão hòa, không ăn các đồ ăn có chứa transfat, nên có chế độ ăn giàu trái cây, rau xanh. Bằng cách này, bạn có thể làm giảm được nguy cơ về bệnh tim mạch quay trở lại.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch nên trao đổi với các bác sĩ
Kết luận
Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi đều đặn, bệnh nhân gặp phải tình trạng mỡ máu cao cần phải đi khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ để có thể kiểm tra, rà soát các chỉ số mỡ máu, từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.
Cần chú ý không nên tự ý mua và sử dụng thuốc hạ mỡ máu khi chưa nhận được sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Đâu Là Thực Phẩm Hạ Mỡ Máu Không Cần Dùng Thuốc?
Nguồn tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-tac-dung-co-gap-khi-dung-thuoc-ha-mo-mau/
- https://hamomax.net/tong-hop-nhung-bai-thuoc-chua-mo-mau-cao-theo-phuong-phap-dan-gian-hieu-qua-nhat
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/318716.php